Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2010

Thi sĩ Hữu Loan đã ra đi

NHÀ THƠ "MÀU TÍM HOA SIM" ĐÃ ĐI XA

Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhưng giờ đây mỗi lần nhắc đến Màu tím hoa sim, tâm hồn lão thi sĩ Hữu Loan vẫn còn rướm máu. Nỗi đau mất mát cùng với những thăng trầm, dâu bể cuộc đời của Hữu Loan đã để lại cho nền thơ ca Việt Nam một tác phẩm bất hủ...

Ngần ngại mãi, cuối cùng tôi mới "đánh liều" về làng Vân Hoàn thăm lão thi sĩ Hữu Loan. Ngại chẳng phải bởi đường xa cách trở, mà ngại bởi đã từng nghe về sự khí khái, khó tính đến cực đoan của thi sĩ. Tóm lại là sợ ông... không tiếp. Nhưng thật bất ngờ, khi được bà Nhu, vợ ông báo có phóng viên Thanh Niên đến thăm, lão thi sĩ đã ra tự tay mở cổng mời tôi vào nhà.

Ông nói: "Báo Thanh Niên à? Nghe nhiều rồi. Chắc anh định viết về lão già này chứ gì?". Tôi mừng thầm trong bụng vì sự cởi mở của thi sĩ. Đột nhiên Hữu Loan hỏi tiếp: "Hay là anh đến để xem tôi còn sống hay đã chết rồi?". Cặp mắt tinh anh của ông lóe lên một chút khinh bạc. Tôi thưa với ông rằng mình đến trước hết là vì mến mộ tác giả Màu tím hoa sim, sau nữa là muốn viết một cái gì đấy về ông... Hữu Loan cười: "Nói đùa anh vậy thôi, bạn đọc, anh em cầm bút còn nhớ, còn đến thăm lão già này là hạnh phúc lắm rồi. À, mà cách đây mấy năm Báo Thanh Niên còn gửi biếu tôi 5 triệu để uống rượu kia đấy...". Nói rồi ông với tay vào gầm bàn lôi ra một chai rượu trắng, rót một chén đưa cho tôi, nói: "Rượu Nga Sơn đấy. Uống đi, rồi tôi sẽ kể về đời tôi, về Màu tím hoa sim cho anh nghe". Ông đưa cả chai rượu lên miệng tợp một ngụm nhỏ rồi đưa tay vuốt mái tóc dài chớm vai trắng muốt. Cái dáng cao gầy, đạo cốt mà phong trần của lão thi sĩ ngồi bất động trước hiên nhà gợi rất nhiều cảm xúc... Sau tợp rượu, Hữu Loan nhìn lên bầu trời trong ráng chiều đỏ rực. Hình như quá khứ đang dồn dập kéo về. Cặp mắt ông đỏ hoe ngấn lệ. Tôi không nỡ giơ máy ảnh lên để chụp khoảnh khắc đầy tâm trạng ấy của lão thi sĩ...

...Bài thơ Màu tím hoa sim ra đời trong một hoàn cảnh đau thương, một biến cố lớn trong đời Hữu Loan. Năm 1949, Hữu Loan kết hôn với bà Lê Đỗ Thị Ninh, cưới xong, ông lại tất tả trở về đơn vị mang theo hình ảnh người vợ trẻ - một tiểu thư con nhà khuê các theo gia đình sơ tán nơi ấp nhỏ Thị Long (Nông Cống). Xa nhau chưa được 2 tháng, Hữu Loan nhận được hung tin người vợ trẻ chết đuối khi giặt quần áo ngoài sông. Bàng hoàng, đau đớn, ông vô hồn cầm cây bút trong tay và những vần thơ như máu và nước mắt cứ trào ra: "Nàng có ba người anh đi bộ đội - Những em nàng có em chưa biết nói - Khi tóc nàng xanh xanh…". Cái hình ảnh hoa sim tím ngắt chạy ngút ngàn trên những triền đồi vốn đã báo hiệu sự chia ly nhạt nhòa nước mắt. Thời chiến, cái chết đối với người lính nào có sá gì. Họ chỉ lo mình "không về" thì thương cho "người vợ chờ - bé bỏng chiều quê". Thật nghiệt ngã, giữa cái thời loạn ly chinh chiến ấy, khách chinh phu không ngã nơi sa trường mà "người gái nhỏ hậu phương" đã ra đi... Và người chiến sĩ - thi sĩ Hữu Loan vẫn tiếp tục hành quân để làm tròn nhiệm vụ của người lính thời chiến. Giữa những cuộc hành quân ấy, hình ảnh người vợ hiền bé bỏng lại hiện lên mỗi khi nhà thơ đi qua những đồi sim tím: "Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím - áo nàng màu tím hoa sim - Ngày xưa - một mình - đèn khuya - bóng nhỏ - Nàng vá cho chồng tấm áo - ngày xưa…".

Chiều dần buông, lão thi sĩ Hữu Loan vẫn say sưa nói chuyện văn chương và kể chuyện cuộc đời cho tôi nghe. Xen kẽ giữa những câu chuyện không đầu không cuối, tôi thấy ông nhắc nhiều đến những cái tên Văn Cao, Hoàng Cầm, Chế Lan Viên, Nguyễn Huy Tưởng, Trần Dần... Đặc biệt, ông nói về tướng Nguyễn Sơn - vị "lưỡng quốc tướng quân" văn võ toàn tài - với một niềm trân trọng, tin yêu hết mực. Ông bảo, chính ông là người đã đi hỏi vợ cho tướng Nguyễn Sơn. Cái ngày tướng Nguyễn Sơn mất, ông đã viết "Nguyễn Sơn như một con tàu biển khổng lồ - Đi đến đâu không cho sóng ngủ...". Hữu Loan gật gù: "Ở đời có những người tuy mất rồi nhưng cái tên của họ vẫn tạc vào trời xanh thăm thẳm, mà người đời sau phải cúi đầu bái phục. Nguyễn Sơn là như vậy!".

Sự đột ngột trở về quê, bỏ lại sự nghiệp văn chương dang dở và những buồn vui thế sự nơi Hà thành những năm đầu giải phóng của Hữu Loan đã khiến cho những người yêu mến ông bất ngờ và tiếc nuối. Ở quê nhà, ngày ngày thi sĩ Hữu Loan vẫn nhẫn nại làm anh tiều phu lên rừng đốn củi, chở xuống chợ huyện bán để lấy tiền nuôi một bầy con khôn lớn... (Năm 1953, sau 4 năm người vợ trẻ mất, Hữu Loan đã cưới bà Phạm Thị Nhu ở xã Nga Văn, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Hai ông bà có với nhau 10 người con và giờ có tới 40 cháu nội, ngoại).

Khi được hỏi ông có "ân hận" gì sau 50 năm ẩn dật nơi thôn dã hay không, Hữu Loan cười, nụ cười độ lượng của ông già ở tuổi 90 đã trải qua bao giông bão, trầm luân của thế sự. Ông bảo: "Nói làm gì những chuyện buồn não đã qua. Đời tôi nó y như cái anh Màu tím hoa sim ấy. Nhưng ơn trời - giờ đây tôi có cả một đàn con, cháu... Người đời vẫn nhắc đến Màu tím hoa sim, đến Đèo Cả là Hữu Loan này mãn nguyện lắm rồi. Vả lại, số tôi là cái số mục đồng nên làm sao có thể xa bờ tre, con trâu cho được...".

Tác giả: Ngọc Minh (Nguồn: thanhnienonline)
Bài thơ
MÀU TÍM HOA SIM
Tác giả: Hữu Loan
Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê…
Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa…
Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường đông bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu…
Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu…
(1949, khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh)

Chủ Nhật, 14 tháng 3, 2010

Một cảm hứng


CẢM XÚC THÁNG BA

Tháng Ba về, em rủ rê tôi đi tìm cảm xúc, bảo rằng: “Em đã lỡ đặt tên trước mất rồi, Cảm xúc tháng Ba, anh nhé!”. Tôi nhẹ dạ gật đầu, thế là lặng lẽ ra đi. Tôi đi tìm tháng Ba!
Tôi tìm tháng Ba ngay trong nếp áo của em, hương vị xuân còn nồng nàn nhiều lắm. Tà áo giữ mùi dịu dàng của những mai vàng nở muộn, của những hoa cúc trái mùa. Tà áo còn giữ hơi thở của em, ấm nồng như thời con gái, ngọt ngào như thuở đôi mươi.
Tôi cùng em đến những ngày mồng Tám. Ngày của bà, của mẹ, ngày của chị của em. Lại là hoa! Sao hôm nay hoa nở nhiều đến vậy. Dường như trời đất nở hoa là dồn hết cho những ngày này. Hoa huệ trắng tươi rói trên tay bà, đón niềm kính yêu của cháu, réo gọi những tháng năm vất vã mà ngào ngạt yêu thương, túng đói mà tràn đày tình cảm. Em tặng mẹ những cành hoa sen trắng, với tấm lòng tôn kính, trang nghiêm. Tặng chị đóa cúc vàng miên man chiều vãng nắng, bắt chị kể lại em nghe về mối tình đẹp nhất trong lòng. Và em, hãy đón nhận từ anh, tinh yêu vô bờ bến, những đóa hồng nhung cuồng nhiệt, đắm say.
Tôi cùng em đi tìm tháng Ba. Mặc áo chàm nông phu đi theo ánh đuốc rực trời của Ngả Ba Căm Thù, Vĩnh Trinh, Chợ Được. Anh mắc võng giữa đại ngàn, nằm ngắm trời Trà My, Khâm Đức; em đội mũ tai bèo đi hái rau rừng trên những suối nguồn Thạnh Mỹ, Phước Sơn. Rồi ta cùng hội quân vào ngày Hai Mươi Bốn, hát vang khúc khải hoàn: Giải Phóng Quảng Nam.
Tôi đi tìm tháng Ba, lang thang theo sắc bướm ngàn, rù rì theo lũ ong rừng, chấp chới theo cánh hải âu chở nắng. Nghe kể về những người tuổi trẻ, biết dời núi, lấp sông: Anh làm Thanh Niên Xung Phong, mặc áo xanh, lên nguồn, phủ xanh đồi trọc; em làm cô giáo trẻ, cõng chữ lên non. Anh theo đoàn công nhân, đi xây hồ trên núi, làm điện soi với ánh sao trời; em xây nông trường, thắp tiếng cười ở khắp ngàn thôn bản yêu thương. Kể về những tuổi hai mươi, biết ra khơi đi tìm luồng cá, biết hiến dâng những đời trai trẻ, giữ đảo, biển biên cương.
Tôi đi tìm tháng Ba, đi hoài không biết chán. Và thấy mình trẻ lại, sống cho đời nhiều hơn. Đi tìm tháng Ba, ta gần lại nhau thêm, biết cho và biết nhận. Biết mùa xuân sẽ dài vô tận, nếu tôi và em cũng trân trọng Đời này.

TAD

Thứ Năm, 11 tháng 3, 2010

Hướng dẫn tạo tài khoản Gmail

Thưa các bạn, Gmail là một chương trình của Google cung cấp miễn phí cho người sử dụng các dịch vụ như email, lưu trữ thông tin, viết nhật ký, giao lưu trực tuyến (chat), viết blog,... Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu các bước tạo một tài khoản gmail để các bạn tham khảo. Có thể bạn đang chưa sẵn có một email, hoặc có một email chưa ưng ý, thì hãy cùng chúng tôi thực hành qua các giới thiệu bằng hình ảnh sau đâ nhé!











Bạn hãy điền đầy đủ thông tin vào bản lý lịch của mình











Nick đôi khi thể hiện phong cách, quan điểm, lối sống của mình. Bạn có thể lấy tên mình, ghép tên mình với người yêu, vợ, chọn tên con, tên loài hoa mà mình yêu thích,...












Trong bài thực hành này tôi, lấy tên Trần Anh Tú (con trai của tôi).












Chương trình đã gợi ý nhiều nick, nếu thích tối có thể click vào đó. Nhưng tôi chưa ưng ý.













Bạn phải chọn password có ít nhất 8 ký tự, dễ nhớ đối với mình, nhưng người khác không đoán ra. Tránh các dãy số liên tiếp, năm sinh, tên mình,...Bạn nhớ gõ hai lần giống nhau theo yêu cầu của chương trình. Bạn có thể phải lưu password lại vì rất dễ quên.











Việc chọn câu hỏi cũng khá quan trọng. Sau này, có thể bạn quên mất password, khi đó bạn cần nó lắm đó.
















Vậy là chúng ta đã tạo ra được một email trên Gmail rồi đó. Nào, chúng ta sẽ bắt đầu soạn thư và gửi cho ai đó. Tại sao bạn lại không gửi cho tôi nhỉ, cũng có thể lắm chứ! anhdungtr@gmail.com. Hihihi
























Có một địa chỉ email, các bạn sẽ có thể gửi thư cho bạn bè mình một cách nhanh chóng, miễn phí, và còn làm được nhiều việc nữa lắm dó. Từ nay, khi ngồi vào online, bạn sẽ mở ngay email của mình ra, xem thử có ai nhắn nhe, gửi gắm mình điều gì không. Các bạn sẽ thấy mình sống gần mọi người, bèn bạn hơn đó. Chúc các các bạn một ngày làm việc hiệu quả, vui vẻ. Xin chào và hẹn gặp lại!

Thứ Tư, 10 tháng 3, 2010

Hướng dẫn tham gia làm tác giả blog Ngày đoàn tụ

Theo đề xuất của một số bạn bè trong lớp muốn tham gia làm tác giả blog Ngày đoàn tụ của gia đình C5A9, chúng tôi dự định mở loạt bài hướng dẫn một số vấn đề thực hiện công việc khá đơn giản này.
Điều kiện tiên quyết để trở thành bloger của blogspot là bạn phải có một địa chỉ gmail. Trước đó chúng tôi đã gửi cho bạn một thư mời làm tác giả. sau đây là các bước thực hiện tiếp theo.
Khi vào hộp thư đến, phát hiện có thư mời, bạn hãy chú ý và click vào dòng chữ màu xanh:
















P/S: Hình minh họa kích cỡ nhỏ quá, nếu đọc không rõ, các bạn hãy double click (nhấp đôi)vào hình đó, hình sẽ mở rộng để các bạn xem rõ!

Sau đó mạng sẽ mở cho bạn một trang mới như t hế này. Và sau đó
















Như vậy là bạn đã được chấp nhận là bloger của Ngày đoàn tụ rồi đó.Khi đăng bài vào blog Ngày đoàn tụ, trước hết bạn hãy vào trang ngày đoàn tụ của chúng ta, bạn click vào chữ đăng nhập (ở góc trên, bên phải của blog). bạn gõ lại email và mật khẩu như lúc đăng nhập và bắt đầu đăng bài.




















Bạn chú ý rằng, ở góc trái phái trên của trang viết có 2 ô: Chỉnh sửa Html và Viết. Khi cần gõ trực tiếp vào trng viết, bạn hãy chọn ô viết còn khi cần coppy môt nội dung nào đó đã có sẵn ở máy vào trang viết thì bạn chọn Chỉnh sửa Html.

Bảng mã cho font chữ để viết là Unicode, kiểu gõ Telex rất phổ dụng tại Quảng Nam và các tỉnh miền trung.

Nào các bạn hãy thử đi. Chúc các bạn thành công

Để nhận được lời mời của C5A9, bạn hãy cho biết địa chỉ Email của mình, bằng cách click vào nhận xét ở cuối mỗi bài viết rồi gõ địa chỉ email và ý kiến của bạn.

Trong bài sau, chúng tôi sẽ hướng dẫn tại tài khoản trên gmail (lập địa chỉ gmail).

Chào các bạn. Chúc vui!