Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Làm vội để bạn bè xem

Hình ảnh Ngày Đoàn Tụ Hội An - 2012



  

    

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

thơ chơi


ĐỢI CHỜ
                        Bài thơ này xin dành tặng những người bạn ở xa 
                         đang trên đường về dự Ngày Đoàn Tụ HộiAn - 2012

Thuyền đà
        về đến bến chưa
Bờ xa
      gió lật
              vạt thưa đợi chờ
Cỏ nằm mơ,
trăng nằm mơ
      Người đi
                xa lắc xa lơ
                          lâu rồi

Có nghe
          tim vỗ bồi hồi
Nhắc câu xưa cũ
          … thả xuôi mái chèo
Nhắc câu xưa cũ
           trong veo
Thời gian
          vùn vụt qua đèo
                           quạnh hiu

Rưng rưng
            đợi dưới bóng chiều
Thuyền về đến bến
             thả neo.
                   Trăng tròn

 Tam Kỳ, 08/6/2012

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Thông tin chuẩn bị Ngày Đoàn Tụ

Thưa các bạn, Ngày Đoàn Tụ đang đến gần, giờ đây một số bạn bè và khách mời ở xa đang chuẩn bị về Hội An. Tối nay, 07/6/2012, các bạn Ý, Trâm Em, Khánh đã tập trung tại nhà Đặng Thị Lắm (Tân Bình - T/p HCM). Ngày mai, ba cha con Nguyễn Ý sẽ lên tàu về Hội An, Nguyễn Bửu Khánh sẽ đáp máy bay ra Đà Nẵng. Anh chàng Bs Nguyễn Hữu Trâm Em đang rất bận nhưng có lẽ rất khó khăn từ chối chuyến hồi hương Đoàn Tụ này. PGS Ngô Văn Minh đang công tác ở Huế cũng đang sắp xếp hành lý mai về cùng Bửu Khánh đón tiếp thầy Mai Bá Ấn ra sớm, đang đóng quân tại Đà Nẵng để chiều 09/6 vào Hội An sớm. Tại tỉnh nhà, chúng tôi liên tiếp nhận điện thoại bạn bè hẹn nhau cùng về đoàn tụ. Tiên Phước thuê ôtô cho anh em trong huyện cùng đi dưới sự chủ trì của Nguyễn Xuân Vinh, Đại Lộc đang vô cùng lúng túng vì chưa thuê được xe cho anh em cùng đi cho nó hoành tráng, nhóm đông Duy Xuyên dự kiến đi đò băng qua An Hội cho nhanh. Một số bạn như Phan Đình Cường, Phạm Thị Minh Tuân đang có chuyến tham quan tại cù lao Chàm sẽ vào Hội An ngày 9/6 và sẽ ở lại họp mặt. Theo thông tin cập nhật từng giờ, số lượng họp mặt lần này sẽ tăng đột biến, có thể trên 100 xuất dự. Hy vọng chúng ta sẽ có một lần họp mặt thật đông vui. Chỉ tiếc cho một số bạn bè vì bận việc không sắp xếp về được thì vô cùng đáng tiếc.
Hẹn gặp thật vui các bạn nhé!

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Sách của thầy Mai Bá Ấn

Thưa các bạn, chúng tôi vừa được gặp thầy giáo Mai Bá Ấn (Thầy giáo thực tập tại khóa C5 - nay là phó hiệu trưởng trường ĐH Tài chính - Kế toán Quảng Ngãi), thầy cho biết sẽ đến dự và gửi tặng học trò cũ một số sách của thầy. Chắc chắn sẽ không đủ cho tất cả các bạn trong khóa. Chúng tôi thông báo, ai mong ước được nhận tác phẩm của thầy thì thông báo về bạn Trần Anh Dũng (0906649743) hoặc comment trên NĐT để ban tổ chức sắp xếp.
Tác phẩm thơ: "Thị trường lục bác"
- NXB Hội  Nhà Văn  - 85 trang
- khổ 13x19 - Số lượng 12 cuốn

Tác phẩm Nghiên cứu văn học:
"Đặc trưng trường ca Thu bồn -
Nguyễn Khoa Điềm - Thanh Thảo"
- NXB Hội Nhà Văn - 329 trang
- khổ 16x24 - Số lượng: 6 cuốn
Thay mặt Gia đình C5A9, chúng em chân thành cảm ơn thầy. Kính chúc thầy khỏe và tiếp tục ra mắt nhiều sản phẩm mới!

Thông tin liên quan Ngày Đoàn Tụ Hội An 2012: Cập nhật số lượng: Thăng Bình: 4 (Quý, Truyền, Lục+, Tình+), Hiệp Đức 4 (Uyên, Thủy+, Khôi, Hoàn)

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Thông tin Ngày Đoàn Tụ


Thông tin từ Bửu Khánh:
Ban tổ chức ngày Đoàn tụ Gia đình C5A9 đã thông báo một số bạn ngoài tỉnh và nhận được một số thông tin sau: Võ Văn Hiền (Đà Nẵng): 100%, Đặng Thị Lắm (TPHCM) 95%, Thái Văn Nên (Bình Phước): 95%, Đỗ Văn Tư (Đắk Lắk): 0%, Nguyễn Hùng Tín (Lâm Đồng): 50/50, Nguyễn Hữu Trâm Em (TPHCM): 50/50, Vũ Thị Bích Liên (5a, hiện đang ở Hòa Vang):100%, Nguyễn Thị Lan (5b, hiện đang ở Hòa Vang) 100%, Ninh Đăng Đinh (Hòa Vang): 100%.
Còn một số bạn nhờ anh em trong Gia đình thông tin giúp: Nguyễn Ý (Bình Phước), Võ Thị Cẩm Linh (Đà Nẵng), Chị Ánh (Đà Nẵng)…
Hiện nay BTC nhận được số liệu tạm thời như sau: Tiên Phước - Trà My: 22, Đại Lộc: 12, Quế Sơn: 4, Điện Bàn: 10, nhờ Anh Dũng đốc thúc để anh em các huyện báo cho Bửu Khánh nắm số lượng tương đối nhất, để thuận tiện việc “đặt bàn” ngày họp mặt! Chúc Gia đình cùng vui!

Trần Anh Dũng hồi âm:
TAD đã liên lạc và Nguyễn Ý 100%, Cẩm Linh thì nhờ Phan Văn Liêm liên hệ, Ngô Văn Minh cố gắng liên lạc chị Ánh. Tam Kỳ đăng ký: 4, Núi Thành: 4. Các bạn Quý (Thăng Bình), Lê Song Uyên (Hiệp Đức) trả lời gấp.

Còn một thông tin này nữa: TAD thông báo đã gửi thư mời NĐT đến các thầy cô và chắc chắn: Thầy Mùi, cô Sanh, thầy Thái, thầy Ngàn sẽ có mặt, các thầy cô: thầy Tuấn Khanh, thầy Dũng, thầy Tín, thầy Mai Bá Ấn hứa sẽ sắp xếp.
Hy vọng NĐT năm nay sẽ rất đông vui!

Thông tin thêm: BTC vừa liên lạc với thầy Mai Bá Ấn, được biết ngày 8,9/10 thầy có chuyến công tác Đà Nẵng và chắc chắn sẽ tham dự (không những thầy mà có cả cô). Vậy là Ok rồi!!!

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Xem một số video clip về phố cổ Hội An trước khi đến thăm


Hội An - Di sản văn hóa thế giới.


Dạo phố


"Bài chòi" - Một nét văn hóa Quảng Nam tại Hội An


Đêm phố cổ

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Thông báo Ngày Đoàn Tụ

BTC Ngày Đoàn Tụ Hội An - 2012 xin thông báo:
Chúng tôi đã phát hành giấy mời đến các đơn vị huyện thị:
- Núi Thành (gửi đến bạn Xuân Hương)
- Tiên Phước và Trà My (gửi đến bạn Xuân Vinh)
- Thăng Bình (gửi đến bạn Nguyễn Quý)
- Hiệp Đức (gửi đến bạn Lê Song Uyên)
- Quế Sơn (gửi đến bạn Cao Văn Sinh)
- Tam Kỳ (gửi đến bạn Trần Anh Dũng)
- Duy Xuyên (gửi đến bạn Lê Thị Tứ)
- Điện Bàn (gửi đến bạn Nguyễn Thị Hưng)
Riêng huyện Đại Lộc, bạn Phạm Hùng đã nhận trách nhiệm tự in (theo mẫu của ban tổ chức) và sẽ chuyển đến các bạn. Các bạn ở ngoại tỉnh, chúng tôi thông báo mời qua điện thoại.
Đặc biệt, chúng tôi đã gửi giấy mời đến các thầy cô: thầy Nguyễn Văn Dũng, thầy Lê Tử Tín, thầy Nguyễn Văn Thái, thầy Mai Xuân Mùi, thầy Mai Bá Ấn, thầy Vũ Đình Ngàn, cô Nguyễn Thị Như Sanh, cô Đinh Thị Ngọc Bích, cô Bùi Thị Thanh, thầy Nguyễn Nam Hải. Các bạn có thể bổ sung danh sách khách mời (kèm theo địa chỉ hoặc số điện thoại) trong thời gian sớm nhất.
Các bạn có thể liên hệ đến các bạn đại diện ở mỗi đơn vị huyện thị để nhận giấy mời và đăng ký tham dự.
Mỗi đơn vị huyện thị cố gắng gút lại số lượng, báo về BTC (Bạn Nguyễn Bửu Khánh - ĐT: 0919777303) để chúng tôi thuận lợi trong việc liên hệ với nhà hàng.

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Mẫu thư mời Ngày Đoàn Tụ Hội An - 2012

Mặt ngoài của thư mời
Mặt trong của thư mời


















Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

Thông tin về công tác chuẩn bị Ngày Đoàn Tụ Hội An - 2012

Để chuẩn bị Ngày Đoàn Tụ C5A9 Hội An - 2012, BTC đã có cuộc hội ý lần cuối vào ngày 01/5/2012  tại thành phố Hội An. BTC gồm có Hồ Thị Đào, Nguyễn Bửu Khánh, Nguyễn Thị Hưng và Mai Thị Ảnh (đến phút chót vắng mặt Nguyễn Thị Hưng và Mai Thị Ảnh) và các bạn là khách mời gồm: Lê Song Uyên, Ngô Văn Minh, Phan Văn Liêm, Trần Anh Dũng, Nguyễn Thị Ánh Hoa và Nguyễn Thị Cẩm tại nhà hàng Cánh Đồng Hoang 438 Hai Bà Trưng - Cẩm Hà - Hội An.Hội ý đã thống nhất các nội dung sau:
1. Thời gian tổ chức: Ngày 10/6/2012
2. Địa điểm:  Nhà hàng Cánh Đồng Hoang 438 Hai Bà Trưng - Cẩm Hà - Hội An
3. Phân công:
a/ Phụ trách chung: Hồ Thị Đào
b/ Liên hệ nhà hàng, ẩm thực, âm nhạc: Hồ Thị Đào
c/ Phụ trách tổ chức, cập nhật số lượng tham dự: Nguyễn Bửu Khánh.
d/ In và gửi giấy mời đến đơn vị huyện: Trần Anh Dũng
e/ Nhiếp ảnh: Nguyễn Quý, Ngô Văn Minh
f/ Quay hình: Nguyễn Thành Liêm, Trần Văn Sáu.
g/ MC: Phan Ngọc Khôi
4. Chương trình Ngày Đoàn Tụ:
- 7:30 đến 9:30 Tiếp đón - chào hỏi
- 9:30 đến 10:30
      @ Tuyên bố lý do - Giới thiệu đại biểu
      @ Lời chào mừng của BTC
      @ Ý kiến của thầy cô giáo đến dự
      @ Giao lưu các đơn vị huyện thị
      @ Tiếp nhận đơn vị đăng cai NĐT 2014 - Thành lập Ban liên lạc mới
- 10:30 đến 13.00 Liên hoan ẩn thực văn nghệ.
- 13:30 Giã bạn
- Buổi chiều: Hội ý cho chuyến tham quan Cù lao Chàm theo gợi ý của Nguyễn Hữu Trâm Em và Bà chúa đảo.
5. Để chuẩn bị tốt cho Ngày Đoàn Tụ sắp đến, sau khi nhận giấy mời từ bạn Trần Anh Dũng, đại diện các Huyện theo dõi nắm số lượng tham gia ở mỗi đơn vị báo số lượng dự kiến về người phụ trách tổ chức (Nguyễn Bửu Khánh/ SĐT: 0919777303) để BTC thống nhất số lượng thực khách với nhà hàng.
Chúc các bạn vui và hạnh phúc!
Hẹn gặp lại ngày 10/6/2012 tại Hội An!


Một số hình ảnh về chuyến đi của các bạn







Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Xin ý kiến góp ý về địa điểm tổ chức Ngày Đoàn Tụ 2012

Thưa các bạn, theo đề xuất của các bạn trong chuyến tiền trạm tại t/p Hội An ngày 25/3/2012. Chúng ta sẽ tổ chức họp mặt C5A9 tại Nhà hàng Cánh Đồng Hoang (438 Hai Bà Trưng - Khối phố An Phong - Cẩm Hà - t/p Hội An).
Nhận xét ban đầu: Đây là nhà hàng tốt, không gian thoáng mát, phong cảnh đẹp, có hội trường đủ rộng để tổ chức họp mặt (438 Hai Bà Trưng - Khối phố An Phong - Cẩm Hà - Hội An). Từ nay đến đầu tháng 6/2012, nếu các bạn có điều kiện đi Hội An có thê tìm hiểu, khảo sát giúp. BTC dự kiến sẽ làm việc với nhà hàng vào đầu tháng 6 sau khi đã gút tương đối danh sách tham gia từ các đơn vị huyện gửi về.

Sơ đồ t/p Hội An và địa điểm tổ chức:

Thông tin về chuyến tiền trạm Hội An


Kính thưa các bạn!
Để chuẩn bị Ngày Đoàn Tụ tại Hội An hè 2012, nhân dịp Nguyễn Hữu Trâm Em về quê, theo sáng kiến của bạn ấy, ngày 25/3/2012, một số bạn bè đã có cuộc gặp mặt tại Hội An để gặp gỡ và khảo sát địa bàn chuẩn bị tổ chức Ngày Đoàn Tụ tại thành phố này. Chúng tôi đã thống nhất chọn khu nhà hàng Cánh Đồng Hoang để họp mặt. Đây là một số hình ảnh của cuộc gặp mặt:



Từ trái sang: Nguyễn Quý, Hồ Thị Đào, Nguyễn Thị Bảo
Trân, Trương Thị Lành, Mai Thị Ảnh, Phan Văn Liêm
- Photo: Nguyễn Hữu Trâm Em

Các bạn nữ: Đào - Bảo Trân - Ảnh - Lành. Gia đình mình
cô nào cũng đẹp cả, các bạn nhỉ?!

Còn một số hình ảnh từ Nguyễn Quý và Hồ Thị Đào, chúng tôi chưa nhận được, sẽ post sau.

        Và đây là những bức ảnh vừa cập nhật được chuyển đến từ bạn Nguyễn Quý.
Từ Trái sang: Nguyễn Quý, Hồ Thị Đào, Ng; Hữu Trâm Em,  Ng: Thị Bảo Trân, Mai Thị Ảnh, Trương Thị Lành, Phan Văn Liêm
Cụng ly
Trâm Em & LIêm
Trâm Em & Quý







Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

Xin ý kiến chọn ngày họp mặt C5A9

Thưa các bạn, sau khi tham khảo ý kiến của số đông bạn bè trong gia đình, tư vấn chuyên gia, ban tổ chức Ngày Đoàn Tụ dự kiến chọn ngày 10/6/2012 làm ngày họp mặt tại thành phố Hội An. Xin mời các bạn xem xét và cho ý kiến.
Theo lịch vạn sự, ngày 10/6/2012 (Chủ nhật - nhằm ngày 21/4/Nhâm Thìn)
Đây là ngày Nhâm Dần - tháng Ất Tỵ - năm Nhâm Thìn. Trực thành là tốt với các việc Xuất hành, giá thú, khai trương. Xuất hành tốt theo hướng Đông Nam.Con vật đại diện là ngựa. Giờ bắt đầu tốt là: Tý, sửu, thìn, tỵ, mùi, tuất.
Như vậy, theo đó ta thấy rằng đây là một ngày khá phù hợp cho việc họp mặt, thăm chơi. Xuất hành theo hướng Đông Nam thì đúng phóc Hội An rồi. Con vật đại diện thì càng phù hợp đi chơi, thăm thú. Chúng ta nên xuất phát vào giờ Thìn (7 đến 9 giờ sáng) và bắt đầu họp mặt vào giờ Tỵ (9 đến 11) thì thật là hợp lý.
Rất mong các bạn cho biết thêm ý kiến.

Cũng liên quan đến việc chuẩn bị họp mặt, theo tin mới nhất mà chúng tôi được biết, vào ngày chủ nhật 25/4/2012 sẽ có một cuộc gặp mặt nhỏ tại thành phố Hội An nhằm khảo sát thực địa về địa điểm, vật giá, điều kiện tổ chức họp mặt tại thành phố này. Thành phần tham dự cho đến nay gồm có các bạn: Ngô Văn Minh, Nguyễn Hữu Trâm Em, Phan Văn Liêm, Nguyễn Quý, Nguyễn Thị Bảo Trân, Hồ Thị Đào và một số bè bạn khác.Chúng tôi sẽ thông tin sớm nhất về kết quả cuộc họp mặt này đến các bạn.

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

Giới thiệu nhạc phẩm

Thưa các bạn, Ngày đoàn tụ xin phép được giới thiệu nhạc phẩm Xin trả lại thời gian sáng tác của Thanh Sơn do Nguyễn Quốc Việt (C5A) trình bày:

Danh sách lớp C5C bạn Lê Hùng gửi về

Lê Hùng Lớp C gởi danh sách toàn bộ lớp C
Danh sách lớp c5c
STT Họ và tên Địa chỉ Ghi chú
1 Trương Thị Lài Đại Lãnh-Đại Lộc
2 Trương Thị Em Đại Lãnh-Đại Lộc
3 Bùi Thị Tâm Thư Đại Lãnh-Đại Lộc
4 Lê Thị Thu Tâm Đại Lãnh-Đại Lộc
5 Nguyễn Tấn Hơn Đại Lãnh-Đại Lộc
6 Ngô Thị Kim Phát Đại Lãnh-Đại Lộc
7 Nguyễn Thị Hảo Đại Lãnh-Đại Lộc
8 Nguyễn Thị Hạnh Đại Lãnh-Đại Lộc
9 Kim Anh Đại Lãnh-Đại Lộc
10 Bùi Thị Liên Hương Sơn -Nghệ Tỉnh
11 Lê Văn Hùng Đại Chánh-Đại Lộc
12 Trần Thị Tường Vi Đại Thạnh-Đại Lộc hiện ở ĐN
13 Lê Ngô Đại Thắng-Đại Lộc
14 Đặng Văn Tâm Đại Nghĩa-Đại Lộc
15 Nguyễn Dô Đại Nghĩa-Đại Lộc
16 Đặng Thị Xuân Phương Đại Cường-Đại Lộc
17 Thị Bảy Đại Cường-Đại Lộc
18 Nguyễn Thị Diệp Tiên Cảnh -Tiên Phước
19 Nguyễn Thị Ba Tiên Cảnh -Tiên Phước
20 Nguyễn Thu Hương Tiên Cảnh -Tiên Phước
21 Nguyễn Thị Phi Én Tiên Cảnh -Tiên Phước
22 Văn Lào Tiên Cảnh -Tiên Phước
23 Đào Văn Hải Tiên Cảnh -Tiên Phước
24 Nguyễn Văn Tứ Tiên Cảnh -Tiên Phước
25 Nguyễn Hùng Tín Tiên Cảnh -Tiên Phước
26 Kim Cẩm Tiên Cảnh -Tiên Phước
27 Nguyễn Thị Thanh Tiên Thọ -Tiên Phước
28 Nguyễn Xuân Vinh Tiên Kì -Tiên Phước
29 Nguyễn Thụy Truyền Tam Dân –Tam Kì
30 Lê Thị Sơn Tam Kì
31 Lê Thị Loan Duy Nghĩa- Duy Xuyên
32 Võ Văn Hiền Duy Nghĩa- Duy Xuyên Hiện ở ĐN
33 Kiều Hùng Duy Nghĩa- Duy Xuyên
34 Trần Thị Nguyện Duy Tân- Duy Xuyên
35 Lê Thị Tứ Duy Hòa- Duy Xuyên
36 Trần Thị Ngọc Liên Duy Hòa- Duy Xuyên
37 Nguyễn Thị Dục Duy Hòa- Duy Xuyên
38 Phạm Thị Hồng Duy Trinh – Duy Xuyên
39 Nguyễn Thị Cẩm Duy Sơn – Duy Xuyên
40 Lê Thị Thu Điện Dương -Điện Bàn
41 Nguyễn Thị Lanh Điện Dương -Điện Bàn
42 Thị Lan Điện Dương -Điện Bàn
43 Nguyễn Văn Hay Quế Thọ-Nông Sơn
44 Hồ Ngọc Bích Thăng Bình
L.Hùng chỉ có nhớ được chừng ấy bạn lớp c5c – quên một số bạn khôn thể nhớ được.Gởi bạn danh sách lớp chừng đó bạn, sau chúng ta có thể tra tiếp.
Chúc bạn nhiều may mắn , thành công trong công tác.

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

Nhân tết Nguyên tiêu, xin giới thiệu một số bài thơ hay

Lá Diêu Bông

Làng Đình Bảng, Bắc Ninh tuy là miền quê nhưng cũng là “nơi đàn bà con gái đa tình, sóng sánh mắt lá răm” trông mòn con mắt. Trong bài thơ Lá Diêu Bông, mở đầu, Hoàng Cầm đã viết “Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng” để phác hoạ hình ảnh điạ phương với bóng dáng trang phục diễm kiều cuả người gái quê Năm Hoàng Cầm lên 8 tuổi, từ tỉnh ở trọ học, trở về thăm nhà gặp người con gái 16 tuổi – tên Vinh – yêu kiều trong chiếc váy bước vào hàng xén của thân mẫu Hoàng Cầm. Cậu bé 8 tuổi quá lãng mạn đã bị “tiếng sét ái tình” ngay tức khắc. Tiếng sét ấy đã đi sâu vào trái tim, gần 70 năm sau Hoàng Cầm tâm sự: “Trước mắt tôi, Chị hiện ra rực rỡ như một thiên thần. Ngay lập tức, hồn tôi như bị chiếm đoạt đến đau điếng. Kể từ giây phút định mệnh ấy, tôi mê man chị chẳng còn biết trời đất, ất giáp, quên cả đến học hành, sách vở, suốt ngày chỉ ngong ngóng sang bên kia đường số 1, xe xế nhà tôi khoảng 20 mét, nơi thiên thần cuả tôi ngồi bán quán nghèo, phố nhỏ điù hiu, tỉnh nhỏ… Tôi phải lòng chị, cứ thế giăng mắc tơ tình quanh chị suốt 4 năm trời, đến năm tôi 12 tuổi thì chị đi lấy chồng”. Người con gái đó biết được mối tình si cuả cậu bé học trò. Thế nhưng “Chị vẫn dứt áo ra đi. Tôi mất tăm chị, đầu non cuối bể tôi đi tìm, không thấỵ Biền biệt tăm cá bóng chim…”. Theo Hoàng Cầm, Lá Diêu Bông “là chiếc lá huyền thoại, chiếc lá ngây thơ về một tình yêu đầy mộng mị thời thơ ấu”. Chiếc lá ấy mang theo hình ảnh có thật với Hoàng Cầm: “Tôi còn nhớ mồn một một buổi chiều muà đông… Chị đi về phía cánh đồng chiều còn trơ cuống rạ, những dãy nuí xanh xanh mờ xa in hình như dao khắc trên nền trời cuối hoàng hôn. Bí mật, tôi lặng lẽ lần theo chị. Tôi thấy chị thẩn thờ tìm đồng chiềụ Cuống rạ. Rồi chị lẩm bẩm một mình, dầu chị biết chắc tôi lẵng nhẵng theo sau lưng : Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông, từ nay ta gọi là chồng…”.
Mang hình ảnh đó những 25 năm sau, bài thơ Lá Diêu Bông cuả Hoàng Cầm mới ra đờị
“Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thờ đi tìm
Đồng chiều,
Cuống rạ.
Chị bảo:
Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông
Từ nay ta gọi là chồng.
Hai ngày em tìm thấy lá
Chị chau mày: Đâu phải Lá Diêu Bông.
Muà đông sau em tìm thấy lá
Chị lắc đầu,
Trông nắng vãng bên sông.
Ngày cưới chị
Em tìm thấy lá
Chị cười xoe chỉ cắm trôn kim.
Chị ba con
Em tìm thấy lá
Xoè tay phủ mặt chị không nhìn.
Từ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
Đi đầu non cuối bể.
Gió quê vi vút gọị
Diêu bông hời … ới Diêu Bông!”.
Bài thơ gọi chị - em vì vậy có nhiều người cứ nhầm tưởng hình ảnh hai chị em gái; thật ra, giữa tác giả với “người tình” nơi cố quận. Lá Diêu Bông ra đời từ năm 1959, bí ẩn đó kéo dài gần 4 thập niên, tác giả mới tâm sự nổi niềm.

Lá Diêu bông - Hoàng Cầm.


NGƯỜI CON GÁI TRONG “ĐÂY THÔN VĨ DẠ”
Bóng hình kiều nữ trong bài thơ tình được coi là thành công của nhà thơ Hàn Mặc Tử là hình ảnh của cô thôn nữ Hoàng Cúc. Nàng tên thật là Hoàng Thị Kim Cúc, sinh ngày 5/12/1913, kém Hàn Mặc Tử 1 tuổi.
Cũng như Hàn Mặc Tử, Kim Cúc phải theo gia đình vào Quy Nhơn sinh sống vì cha nàng là công chức làm việc tại đây. Năm 1933, Hàn Mặc Tử vào làm cho Sở Đạc điền Quy Nhơn và quen Hoàng Tùng Ngâm - em thúc bá của Hoàng Cúc. Hoàng Tùng Ngâm sống trong ngôi nhà nhỏ cạnh nhà Hoàng Cúc, anh em bè bạn thường tụ tập chơi đùa, bình phẩm văn thơ. Hoàng Cúc khi đó đang tập tành viết báo với bút hiệu Hoàng Hoa nữ sĩ, nên cũng thường qua lại với Hàn Mặc Tử.
Với bản tính đa tình, Hàn Mặc Tử đem lòng si mê Hoàng Cúc. Những bài thơ Mặc Tử viết tặng Hoàng Cúc đã đến tay nàng qua Hoàng Tùng Ngâm. Hoàng Cúc biết rất rõ tình cảm của Mặc Tử.
Hàn Mặc Tử vào Sài Gòn làm báo. Sau một thời gian, chàng về lại Quy Nhơn. Lúc này gia đình chàng đã dời đến cách nhà Hoàng Cúc chỉ vài căn. Tình xưa dậy sóng trở lại. Giờ đây, thi sĩ họ Hàn ít nhiều đã bạo dạn hơn trước. Bài thơ Hồn cúc đã chứng minh tình cảm của chàng: "Bấy lâu sát ngõ, chẳng ngăn tường/ Không dám sờ tay sợ lấm hương/ Xiêm áo đêm nay tề chỉnh quá/ Muốn ôm hồn cúc ở trong sương".
Năm 1936, Hoàng Cúc theo gia đình về Huế sinh sống. Sau đó, nàng bắt đầu ăn chay trường, trở thành cư sĩ, sống cuộc đời lặng lẽ bí ẩn. Cũng trong năm đó, Hàn Mặc Tử in tập Gái quê, là tập thơ mới đầu tiên kể từ khi chàng bỏ làm thơ Đường luật. Mặc Tử mang theo một số tập ra Huế, và gặp lại Hoàng Cúc trong dịp hội chợ nhưng không dám tặng. Mặc Tử cũng tìm đến Vỹ Dạ - nơi ở của Hoàng Cúc - nhưng chỉ đứng ngoài cổng một lúc rồi bỏ đi.
Nhiều năm sau đó, hai người không còn liên lạc gì với nhau. Một hôm, Hoàng Cúc nghe tin Mặc Tử bị bệnh phong, liền gửi thư thăm hỏi. Quá cảm động, Mặc Tử đã sáng tác bài Đây thôn Vỹ Dạ gửi tặng nàng.
Chuyện tình Hoàng Cúc - Hàn Mặc Tử cũng có những điều gây tranh cãi như trường hợp Mộng Cầm. Hoàng Cúc đã có lần công khai phủ nhận chuyện nàng có tình cảm với Hàn Mặc Tử. Năm 1969, nhà thơ Quách Tấn, người bạn thân thiết của Hàn Mặc Tử, viết một hồi ký lấy tên Đôi nét về Hàn Mặc Tử đăng trên tạp chí Văn, trong đó có phần nói đến mối quan hệ giữa Hoàng Cúc và nhà thơ tài hoa bạc mệnh. Quách Tấn cho rằng hai người không thành duyên nợ là do thân sinh của Hoàng Cúc chê Hàn Mặc Tử không xứng. Hoàng Cúc đọc được hồi ký này, và ngày 15/3/1971, nàng gửi thư cho Quách Tấn để "nói lại cho rõ". Hoàng Cúc phản bác một số chi tiết nhỏ mà Quách Tấn nêu ra: "Hồi ấy tuy Tử ở gần nhà tôi, song Tử và tôi cách xa nhau như hai ngọn núi. Tử thì kín đáo và bẽn lẽn như con gái, còn tôi thì bí mật và xa lạ như cung trăng! Tuy thế Tử cũng đã tìm cách để gặp, nhưng vẫn chưa toại nguyện...".
Thế nhưng Quách Tấn kiên quyết bảo vệ lập trường của mình trong các chi tiết thể hiện việc Hàn Mặc Tử và Hoàng Cúc có yêu nhau: "Những chi tiết trong cuộc tình duyên của Tử - Cúc, thì nhất định ký ức tôi không phản tôi, vì không có gì phức tạp khó nhớ. Việc Tử nhờ người đến dạm là có thật. Người ấy là nhà thầu khoán Bùi Xuân Lang ở Quy Nhơn, vừa thân với Tử, vừa quen với cụ Hoàng Phùng".
Hoàng Cúc ngày ấy là một thiếu nữ trẻ trung yêu đời, lại ít nhiều có tâm hồn văn chương, việc đáp lại những tình cảm của một người như Hàn Mặc Tử là có thể xảy ra. Nhưng sau này cũng như Mộng Cầm, nàng đã cố gắng chôn chặt những điều thầm kín riêng tư vào cõi lòng. Là một người xa lánh cuộc đời để tìm đến cõi thiền, những chuyện tình cảm dù có cũng không thể phơi bày ra công chúng. Vì thế việc Hoàng Cúc phủ nhận chuyện tình cảm với Hàn Mặc Tử có thể hiểu được.

Đây thôn Vĩ Dạ - Hàm Mặc Tử


VỀ NGƯỜI CHỊ TRONG “LỠ BƯỚC SANG NGANG”
Các thi sĩ thường có một người em trong thơ. Có thể đó là một em tưởng tượng, cũng có thể là những “em thiệt”, là một nhân vật thật sự nào đó, một người thật ở ngoài đời.
Trường hợp Hàn Mặc Tử tương đối rõ. Ví dụ ông viết “Đêm qua trong mộng gặp Thương Thương” thì quả thật có một cô tên như thế, em thi sĩ Hoàng Diệp và cũng chính Hoàng Diệp giới thiệu cô em bà con của mình cho Hàn Mặc Tử. Nhân vật “em” Hàn Mặc Tử nói nhiều nhất là Mộng Cầm, người ông nhắc đến nhiều lần trong bài thơ “Phan Thiết! Phan Thiết”. Chẳng hạn ông viết “Ta đến nơi nàng ấy vắng lâu rồi, nghĩa là chết từ muôn trăng thế kỷ”. Cái “vắng lâu rồi” chỉ là tưởng tượng! Mộng Cầm đã cùng với ông đi chơi lầu ông Hoàng (Lầu ông Hoàng người thiên hạ đồn vang, Là nơi ấy đã yêu thương tha thiết! Ông trời ơi là Phan Thiết, Phat Thiết!” Chỉ khác một điều, Hàn Mặc Tử đã “thi hóa” cô em ấy khi đưa vào thơ. (1)
Nhạc sĩ, như Trịnh Công Sơn cũng vậy: “Quỳnh Hương” hay “Nguyệt Ca” thì Quỳnh Hương và Nguyệt với nhạc sĩ là “Người thật, việc thật” (ấy là nói theo kiểu Việt Cộng) đã được “nhạc hóa” vậy!
Dĩ nhiên, Nguyễn Bính cũng có một “em” nào đó. Có thể là một “Em Hàng Xóm” như trong câu thơ “Từ độ mồng tơi thôi trổ lá, thì cô hàng xóm cũng thổi sang”, hay “Nhà nàng ở cạnh nhà tôi cách nhau có dậu mồng tơi xanh rờn”. Tuy nhiên, trong thơ Nguyễn Binh, người đọc thường thấy xuất hiện một người chị, một người chị ông rất thương mến, hay tâm sự. Điều ấy đem lại cho người đọc nhiều mối xúc cảm khi đọc thơ ông, như tôi chẳng hạn!
Xin hãy nghe bài thơ sau đây để biết ít nhiều về người chị của Nguyễn Bính:

Lỡ bước sang ngang - Nguyễn Bính


NGƯỜI CON GÁI TRONG “QUÊ HƯƠNG” CỦA GIANG NAM

Bài thơ Quê hương nổi tiếng của Giang Nam từng được đưa vào sách giáo khoa và bao thế hệ học trò đã thuộc lòng từng câu, từng chữ...
Ở đó, người đọc bị cuốn hút, ám ảnh bởi những tiếng cười khúc khích thật hồn nhiên để rồi bỗng thấy hụt hẫng khi nghe tin dữ...
Ở phần mở đầu bài thơ: Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường/Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ/“Ai bảo chăn trâu là khổ?”/Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao..., có lẽ lúc hoài niệm về thời thơ ấu, trong ký ức của tác giả đã hiện lên thấp thoáng những câu hát của... Phạm Duy: Ai bảo chăn trâu là khổ?Chăn trâu sướng lắm chứ!Ngồi mình trâu phất ngọn cờ lau và miệng hát nghêu ngao... (Em bé quê). Bởi nếu không thì tác giả đã không để câu Ai bảo chăn trâu là khổ trong ngoặc kép. Tuy nhiên, dẫu có như vậy thì câu này cũng liền mạch với một tứ thơ hết sức trong trẻo, hồn nhiên: ... Những ngày trốn học/Đuổi bướm cầu ao/Mẹ bắt được/Chưa đánh roi nào đã khóc!/Có cô bé nhà bên/Nhìn tôi cười khúc khích... Một điều chắc chắn rằng, sở dĩ bài thơ có sức hấp dẫn người đọc là bởi tuy tác giả sử dụng những câu chữ mộc mạc nhưng lại khéo dụng công ở những lần “cô bé nhà bên cười khúc khích”, tạo nên một ấn tượng khó quên...
“Cô bé” ấy là ai?
“Cô bé” ấy tên thật là Phạm Thị Triều, sinh ra trong một gia đình có nghề làm mắm gia truyền ở Vĩnh Trường (Nha Trang). Nghề làm mắm cũng là để đóng góp kinh tài cho cách mạng. Cô bé Triều mới “trổ mã” đã theo chị gái lên căn cứ Đồng Bò. Gia đình thấy Triều còn nhỏ quá, cho người nhắn về nhưng cô nhất quyết không về. Khi mặt trận Nha Trang vỡ, Triều được điều về làm ở khối Dân chính của Tỉnh ủy Phú Khánh, đóng ở Đá Bàn. Chính nơi đây, cô đã gặp chàng trai sau này trở thành nhà thơ Giang Nam...
Còn anh chàng Nguyễn Sung (tên thật của Giang Nam), mới 16 tuổi đã bỏ học giữa chừng vì nhà trường đóng cửa do thời cuộc (Nhật đảo chính Pháp tháng 8.1945). Cậu theo anh trai là nhà cách mạng Nguyễn Lưu tham gia Việt Minh ở mặt trận Phú Khánh. Khoảng đầu năm 1954, Nguyễn Sung được điều về căn cứ Đá Bàn và anh bộ đội trẻ đã “ngẩn ngơ” trong lần đầu gặp Phạm Thị Triều.
Ít lâu sau anh biết thêm rằng không phải chỉ mình anh mà cả đám lính trẻ cũng thường tìm cớ này, cớ nọ để tạt vào cơ quan chỉ để... nhìn cô Triều một cái. “Bạo phổi” lắm thì cũng chỉ nói vu vơ một câu rồi... biến! Chuyện yêu đương, trai gái trong cùng tổ chức hồi ấy hầu như bị cấm nghiêm ngặt. Tuy nhiên, là một anh lính có “chút thơ văn” nên Nguyễn Sung vẫn nghĩ được cách tiếp cận người đẹp. Trước tiên, anh vận dụng khả năng thơ văn của mình để được giao nhiệm vụ chạy công văn. Và thế là mỗi lần đưa công văn đến cơ quan, anh lại kèm theo một lá thư (viết sẵn) cho nàng mà không nói năng, hỏi han gì thêm vì sợ lộ. Phải hơn một tuần sau lá thư thứ hai, anh mới “sướng rêm người” khi được nàng “ừ” (trong bức thư hồi âm)...
Yêu nhau “kín đáo” như thế mà vẫn không giấu được ai, may mà cả anh lẫn chị đều được anh em thương mến nên trước ngày anh ra Bình Định tham gia Đoàn Sĩ quan liên bộ đình chiến, chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định Genève, cơ quan đã tổ chức đám cưới cho họ. Sống với nhau được hai đêm thì anh lên đường, còn chị trở lại Nha Trang... Từ buổi đó, đôi vợ chồng trẻ phải luôn chịu cảnh xa cách, gian truân...
Sau Hiệp định Genève (tháng 7.1954), Nguyễn Sung vào hoạt động trong lòng địch, trong vai trò công nhân ở một xưởng cưa và âm thầm viết cho tờ Gió mới - là tờ báo hợp pháp ở Nha Trang. Tuy hoạt động cùng địa bàn nhưng đôi vợ chồng son vẫn không thể gặp nhau vì khác tuyến, phải tuân giữ kỷ luật khắt khe để không bị lộ... Mãi đến năm 1958, tổ chức chuyển vùng công tác cho họ vào Biên Hòa thì họ mới thật sự có những ngày hạnh phúc bên nhau, dù khoảng thời gian này cũng rất ngắn ngủi. Họ thuê một căn nhà nhỏ trong xóm lao động nghèo. Ông làm mướn cho một nhà thầu khoán, còn bà buôn bán lặt vặt...
Một thời gian sau, tổ chức lại rút ông về lại Khánh Hòa, bà Triều ở lại một mình nuôi con. Mỗi đêm, nghe con gái khóc ngằn ngặt vì nhớ cha, bà Triều phải lấy chiếc áo cũ của chồng đắp lên người con để “có hơi của ông ấy cho nó nín khóc”. Sau này, ông đã mượn lời vợ, và mượn luôn sự cố khóc đêm của con để bày tỏ nỗi nhớ thương: Con nhớ anh thường đêm biếng ngủ/Nó khóc làm em cũng khóc theo/Anh gởi về em manh áo cũ/Đắp cho con đỡ nhớ anh nhiều... (Lá thư thành phố).

Quê Hương - Giang Nam


NHỚ CON SÔNG QUÊ HƯƠNG CỦA TẾ HANH
Tế Hanh là một nhà thơ của miền Nam, tập kết ra miền Bắc theo hiệp định Giơ- ne- vơ năm 1954. Sống và làm việc ở miền Bắc hoà bình, nhưng ông luôn hướng tình cảm về miền Nam, nơi ông sinh ra và lớn lên.Ông đã gửi toàn bộ tâm tư của mình đối với quê hương vào bài thơ nổi tiếng mà có lẽ hầu như người Việt nam yêu văn thơ nào cũng biết, bài Nhớ con sông quê hương. Ông chọn hình ảnh quê hương là con sông , nơi ông đã có nhiều kỷ niệm thời niên thiếu , để tâm sự, để gửi gắm.
Nhớ con sông ngày xưa tức là tác giả nhớ đến những người bạn cũ, người yêu cũ còn ở lại miền Nam. Bạn bè ông, những người cùng có nhiều kỷ niệm với dòng sông, đã “mỗi người một ngả” và có lẽ ai cũng như ông: đều nhớ về dòng sông kỷ niệm. Có lẽ ông và các bạn ông đều mong đợi ngày trở về quê hương để làm sống lại những kỷ niệm xưa không thể nào quên được.
Bài thơ thể hiện tình cảm rất chân tình. Tác giả chia bài thơ thành 2 đoạn. Ðoạn đầu giới thiệu hình ảnh con sông cùng những kỷ niệm với bạn bè, với người yêu khi tác giả chưa tập kết ra miền Bắc. Ðoạn cuối mô tả sự khát khao được trở lại quê hương, mong được đóng góp sức mình cho quê hương.

Hiệp định Giơ ne vơ : Hiệp định về lập lại hoà bình ở Việt nam, họp tại Giơ ne vơ (Genf) Thuỵ sĩ năm 1954. Một trong những điều khoản của hiệp định đó là : Những người đã từng tham gia kháng chiến ở miền Nam phải tập kết ra miền Bắc một thời gian ngắn. Nhưng nội chiến đã làm cho ngày trở về của những người tập kết kéo dài thêm rất lâu. Rất nhiều người trong số họ đã lập gia đình tại miền Bắc, có kế hoạch sống và làm việc lâu dài tại miền Bắc. 21 năm sau, năm 1975, họ mới được trở về. Những giọt nước mắt nóng hổi của những bà mẹ, những người vợ , những người bạn còn sống sót là những hình ảnh không thể nào quên, ghi tạc nỗi đau của chia cắt .
Ðã hơn ¼ thế kỷ trôi qua, có thể những hình ảnh đó gây xúc động ít hơn cho giới trẻ ngày nay so với thế hệ cha anh họ. Nhưng, đó cũng là một cái mốc không được phép quên trong lịch sử nước nhà.

Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh


Nguồn:
            - Lời bình: Thanhnienonline
            - Videoclip: Youtube.vn

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2012

Thơ Xuân

Ngày Đoàn Tụ xin giới thiệu cùng các bạn ba bài thơ xuân mới nhất thầy giáo Mai Bá Ấn gửi đến gia đình:


GIAO THỪA NHÂM THÌN

Sau mấy ngày hanh nắng
Xua cái rét mùa đông
Đúng giờ điểm giao thừa
Lại đổ mưa bất chợt
Như cái duyên của cô gái đẹp
Nàng xuân trầm tĩnh hơn trong mưa
Lại dịu dàng mưa bụi
Pháo hoa nổ đỏ vòm trời
Người đông trẩy hội
Thắp ba nén nhang lên bàn thờ tiên tổ
Ta khấn nguyện riêng mình
Lặng thầm trong trời mưa giăng
Đêm nay không còn ai hành khất trên
M.B.A.

TRẦM LẮNG NGHE XUÂN

Đừng quan trọng hóa cuộc đời
chẳng qua là một cuộc chơi vô thường
Buổi chiều anh thấy mây tuôn
mây từ biệt núi rời nguồn về xuôi
Còn hơn đi hết ngậm ngùi
chẳng xin được một tiếng cười cảm thông
Chiều qua tôi qua dòng sông
thấy sông cũng ứa hai dòng lệ rơi
Sáng ra thử ngắm mây trời
thấy mây trời cũng dạt trôi lục bình
cũng là một kiếp phù sinh
là linh đinh với linh đinh phận bèo
Hôm qua một chiếc lá vèo
bay qua khung cửa đìu hiu như là
như là một cuộc tình qua
như là hoa vỡ lòng ta u buồn
Có mây núi
có mưa nguồn
trần gian vẫn cứ lệ tuôn giữa đời
Thế nhân vẫn bấy buồn vui
người khóc ngất
kẻ vui cười rình rang
Qua đường
một cỗ xe tang
tiếp theo là cả một hàng xe hoa
Tân hôn đưa dâu về nhà
lễ tang nghẹn cả hồn ma rời trần
Cuộc đời là một phù vân
tử sinh cũng chỉ xoay vần bấy thôi
Tôi là tôi
không là tôi
thơ ôm cả những niềm vui nỗi buồn
Ngày mai
trời sẽ mưa tuôn ?
hay ngày mai nắng ?
thói thường ai hay !
Ta ăn mày
ai ăn mày ?
ăn mày xin bạc qua ngày làm no
Giàu ôm một đống tiền to
thiếu niềm tin nên âu lo một đời
Thôi thì cứ vậy
thơ ơi
rơi dăm câu chữ ngược xuôi lẽ đời
Trên thấy đất
dưới thấy trời
đôi câu lục bát nhẹ rơi
lặng thầm
Đời người
mong một chữ Tâm
giàu nghèo vẫn chỉ một gầm trời thôi
Mai sau lìa bỏ cuộc đời
sang hèn cũng trống ba hồi…
di quan
M.B.A.

ĐÊM SÂU - GIAO THỪA, NGỒI MONG...
Lất phất mưa giao thừa
Tình xuân còn ấm lạnh
Mong cho trời thôi mưa
Lòng người tạnh
những nỗi đau không đáng để mà đau...
M.B.A.
Xin cảm ơn Thầy, xin kính chúc Thầy khỏe, hạnh phúc, đóng góp nhiều hơn nữa cho giáo dục và nghệ thuật! Chúng em rất chờ đợi đón đọc những sáng tác mới của Thầy!

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012

Thông báo về việc C5A9 thăm và chúc tết bạn Nguyễn Thị Cam

Sáng nay, đại diện C5A9 đã đến thăm và chúc tết gia đình bạn Nguyễn Thị Cam. Đại diện gồm có các bạn: Nguyễn Văn Sáu, Nguyễn Thị Cẩm và Nguyễn Thị Hưng. Quà tết là bánh mứt, một bộ quần áo mới và số tiền 1500000đồng. Theo thông tin của các bạn sức khỏe của Cam có chiều hướng tốt, tuy không đi lại được nhưng Cam có thể ngồi được xe lăn và tự di chuyển ra ngoài. Qua điện thoại, bạn Cam trò chuyện rất rõ ràng, nhớ tên và hỏi thăm sức khỏe nhiều bạn bè trong khóa, thậm chí còn giữ được lối nói chuyện khôi hài ngày xưa rằng: "Dũng đã có mấy vợ, mấy con rồi?". Bạn Cam đã rất xúc động trước tình cảm của gia đình C5A9, cảm ơn tấm lòng của mọi người đã quan tâm đến mình. Qua Ngày Đoàn Tụ, bạn giử lời chúc xuân đến tất cả bạn bè, mong mọi người ăn tết vui tươi, hạnh phúc.
Nay thông báo các bạn được rõ!

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

Thông báo về kết quả quỹ TẤM LÒNG BÈ BẠN

Kính thưa các bạn!

Trong thời gian qua, quỹ tấm lòng bè bạn đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và kịp thời của đông đảo thành viên trong gia đình. Cho đến nay, số tiền ủng hộ giúp đỡ bạn Nguyễn Thị Cam đã vượt con số dự kiến 1.500.000 VNĐ trợ giúp bạn có một khoản tiền nhỏ để tiêu tết.

Theo thông tin mới nhất từ bạn Nguyễn Thị Hưng, đến ngày 09/01/2012 bạn ấy đã nhận được 1.700.000 VNĐ qua tài khoản ngân hàng và trao gửi trực tiếp từ các bạn:

1. Ngô Văn Minh

2. Trần Anh Dũng

3. Võ Thị Hồng

4. Phan Thanh Tiến

5. Nguyễn Quý

6. Cao Văn Sinh

7. Trương Thị Lành

8. Lê Thị Sơn

9. Nguyễn Năng Đinh

10. Nguyễn Ý

11. Nguyễn Hữu Trâm Em

Trong đó có bạn đã gửi số tiền trên 100.000đ nhưng theo tinh thần của quỹ là không công bố số tiền chi tiết nên gia đình chỉ công bố danh tính người ủng hộ. Chắc chắc sẽ còn rất nhiều bạn sẽ tiếp tục tham gia. NGÀY ĐOÀN TỤ dự kiến phân công bạn Hưng sẽ cùng một vài bạn nữ Duy Xuyên sẽ đến thăm trước tết.

Tuy nhiên, vào lúc này, NGÀY ĐOÀN TỤ lại gặp một lúng túng nhỏ, rất mong các bạn góp ý kiến xây dựng:

- Theo Ngô Văn Minh và Trần Anh Dũng, chúng ta nên dừng lại khi số tiền vừa đủ. Những người đã đăng ký nhưng chưa gửi, NĐT sẽ bảo lưu sự đóng góp của thành viên, hẹn dịp khác sẽ tiếp tục quyên góp (những người đã gửi thì sẽ không được ưu tiên tham gia ở những đợt kế tiếp).

- Theo bạn Cao Vắn Sinh thì nên lập một tài khoản (nhờ ai đó đứng tên giúp) cho Cam. Bất cứ lúc nào, thành viên có nguyện vọng thì gửi vào (chẳng hạn dịp tăng lương cá nhân, tăng thu nhập,...). Từ đó có thể lập cho Cam một sổ tiết kiện để bạn ấy chủ động hơn trong chi tiêu.

Các bạn hãy góp ý xây dựng.

P/S: NĐT cũng xin nhắc lại cùng gia đình: Với tinh thần "Ăn chậm no lâu" Quỹ TẤM LÒNG BÈ BẠN mong các bạn không nên gửi quá số 100.000Đ vì mỗi chúng ta cũng đang còn khó khăn nhiều, chúng ta chỉ cần đến với Cam bằng tấm lòng thơm thảo để nhiều người cùng tham gia thì mới thật sự ý nghĩa.

+ Nhân đây, gia đình cũng xin thông báo: Chúng tôi đã từ chối sự ủng hộ của bạn Nguyễn Thị Hưng vì bạn ấy vừa bị đánh mất một xe máy và một số tài sản khác trong những ngày trước tết dương lịch 2012. Mong bạn Hưng thông cảm và gia đình xin chia xẽ sự rủi ro của bạn!